Luật bóng đá 7 người của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam
Luật bóng đá sân 7 người mới nhất của VFF, Luật bóng đá trên sân đấu 7 người có những quy định như thế nào? Đâu là những điều cần phải ghi nhớ. Cùng tìm hiểu.
Những trận đấu bóng đá 7 người luôn có sức hấp dẫn đặc biệt ở trong những giải đấu “bóng đá phủi” hay thể thao phong trào. Cùng với sức hấp dẫn vốn có, chắc chắn những “tín đồ của túc cầu giáo” sẽ không thể bỏ qua được luật bóng đá sân 7 người này được. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của ketquanhanh.net
Tóm tắt 17 điều luật bóng đá 7 người của VFF
Luật thi đấu bóng đá sân 7 người được Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam (VFF) ban hành vào năm 2001 bao gồm có 17 điều luật. Hiện nay, luật bóng đá mini 7 người được sử dụng trong hầu hết các giải thi đấu quốc nội Việt Nam. Đồng thời đây cũng chính là bộ khung luật bóng đá sân 7 người cơ bản được áp dụng trong các giải bóng đá phong trào.
Điều 1, Luật sân thi đấu bóng đá 7 người
Luật bóng đá 7 người có quy định cụ thể vị kích thước sân thi đấu như sau :
- Đường biên dọc của sân từ 50m đến 75m
- Đường biên ngang của sân từ 40m đến 55m
- Khu vực cấm địa trên sân dài 6m tính từ khung thành và chiều rộng 8m
- Điểm phạt đền trên sân cách khung thành là 3,5m
- Kích thước khung thành trên sân rộng 3,6m và cao 2,1m
Điều 2 : Luật bóng dùng trong sân 7 người
Đây là quy định về trái bóng tiêu chuẩn được sử dụng ở trên sân bóng đá 7 người cụ thể như sau: Trên sân 7 người sử dụng trái bóng size số 4 có chu vì là 66cm, trọng lượng 390gr và áp suất 0,6 kg/cm2.
Điều 3 : Luật quy định về số lượng cầu thủ trên sân 7
Về số lượng cầu thủ được phép tham gia trận đấu : Số lượng cầu thủ được phép tham gia mỗi trận là 7 cầu thủ đá chính và 7 cầu thủ dự bị. Số cầu thủ được phép thay người tối đa trên sân là 7 người. Trường hợp cầu thủ đã ra sân rồi thì sẽ không được phép trở lại sân thi đấu nữa.
Điều 4 : Quy định về trang phục cầu thủ thi đấu trên sân
Luật này yêu cầu bắt buộc các cầu thủ thi đấu trên sân phải mặc trang phục bao gồm quần, áo, bít tất, giàu bóng đá. Ngoài ra các cầu thủ không được phép mang những đồ vật có thể gây nguy hiểm trong thi đấu.
Điều 5 : Luật trọng tài trên sân mini 7
Trọng tài chính là người có quyền bù giờ mỗi hiệp tùy thuộc vào thời gian thay người, thời gian di chuyển cầu thủ chấn thương trên sân. Như vậy có thể thấy luật bóng đá 7 người này cũng có nhiều sự khác biệt về thời gian và số lượng cầu thủ được thay thế so với bóng đá 11 người.
Điều 6 : Luật trợ lý trọng tài và trọng tài thứ
Luật này quy định mỗi trận bóng sẽ có 2 trợ lý trọng tài, làm nhiệm vụ quản lý thay người, tiến hành ghi biên bản trận bóng và tiến hành trợ giúp trọng tài chính bắt lỗi cầu thủ.
Điều 7 : Luật thời gian thi đấu bóng đá trên sân 7 người
Thời gian thi đấu quy định mỗi trận đấu sân 7 người được chia làm 2 hiệp. Đối với lứa tuổi thiếu niên thì mỗi hiệp thi đấu 25 phút, còn đối với lứa tuổi nhi đồng, mỗi hiệp sẽ đá 20 phút. Giữa 2 hiệp sẽ được nghỉ 10 phút.
Điều 8 : Luật giao bóng và thả bóng chạm đất
Về việc chọn sân và quả giao bóng được xác định bằng cách tung đồng xu. Cầu thủ giao bóng sẽ phải sút bóng về phía trước và sẽ không được phép chạm bóng 2 lần nếu như bóng chưa chạm vào một cầu thủ khác.
Điều 9 : Luật bóng trong cuộc và ngoài cuộc trên sân mini
VFF có quy định, khi bóng đi ra hết vạch trắng đường biên ngang hay đường biên dọc, thì bóng được xác định là người cuộc. Ngược lại nếu bóng vẫn ở trong vạch đường biên dọc và đường biên ngang thì bóng được tính là vẫn trong cuộc.
Điều 10 : Luật bàn thắng hợp lê
Bàn thắng hợp lệ được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay mặt đất. Như vậy trong luật này không hề đề cấp đến vạch vôi của cầu môn. Đây cũng là một quy định để thích nghi với môi trường bóng đá phong trào, vốn mang tính tự phát và cơ sở vật chất có thể không hoàn toàn theo quy chuẩn.
Điều 11 : Luật việt vị sân 7 người
Việt vị là gì?
Việt vị là một từ ngữ Hán Việt với từ “việt” có nghĩa là vượt lên trên, và “vị” là vị trí. Ngụ ý của lỗi này là cầu thủ mắc lỗi đã ở vị trí quá cao khi tham gia vào đường bóng. Việt vị thường được gọi lái là “liệt vị”. Tuy nhiên, từ chính xác nhất vẫn là lỗi việt vị.
Lỗi này thường được xác định bởi trọng tài biên, trong một số trường hợp khó khăn trong việc xác định bàn thắng xem cầu thủ có phạm lỗi việt vị hay không, người ta dùng công nghệ VAR để nắm được. Nếu cầu thủ phạm lỗi việt vị thì bàn thắng sẽ không được công nhận.
Một cầu thủ có thể bị luật việt vị sân 7 người nếu anh ta đứng ở vị trí việt vị. Vị trí việt vị phải thỏa mãn cả 4 điều kiện sau:
- -Vị trí đứng nằm trên phần sân của đối phương.
- -Trong khu vực giữa cầu thủ và đường biên ngang cuối sân, có ít hơn 2 cầu thủ đối phương. Thủ môn cũng được coi là một cầu thủ đối phương.
- -Có nỗ lực tham gia thực hiện pha bóng.
- -Đứng phía trước trái bóng.
Luật việt vị trong bóng đá 7 người
Theo đó, một cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chưa được coi là phạm lỗi việt vị. Lỗi việt vị được xác định khi trọng tài nhận thấy cầu thủ có những hành vi chủ động sau:
- -Tham gia vào đường chuyền bóng.
- -Gây khó khăn cho các cầu thủ đối phương.
- -Cố tình phạm lỗi để chiếm ưu thế so với đối phương.
Tuy nhiên, cầu thủ cũng không bị luật liệt vị sân 7 người trong các trường hợp sau:
- -Cầu thủ đối phương chuyền bóng hỏng, cầu thủ vô tình nhận được bóng từ chân cầu thủ đối phương.
- -Cầu thủ nhận bóng từ các quả phạt bóng, phát bóng, ném biên, phạt góc của trọng tài.
- -Khoảng cách giữa cầu thủ và đường biên ngang có nhiều hơn 2 cầu thủ đối phương. Thủ môn cũng được tính là một cầu thủ đối phương trong trường hợp này.
Những điều cần lưu ý khi cầu thủ phạm luật Việt Vị
- -Khi vi phạm lỗi việt vị, trọng tài sẽ cho đối phương hưởng một quả phạt trực tiếp.
- -Vị trí quả đá phạt này được xác định tại vị trí đồng đội chuyền bóng về hướng cầu thủ phạm lỗi. Không phải vị trí nhận bóng của cầu thủ đó.
- -Trường hợp cầu thủ đứng ngang hàng với cầu thủ đối phương:
+ Cầu thủ đứng ngang hàng với 2 cầu thủ đối phương cuối cùng (tính cả thủ môn) thì không bị tính việt vị.
+ Cầu thủ đứng ngang hàng với một cầu thủ đối phương. Phía gần đường biên ngang còn có 1 cầu thủ đối phương nữa, thì không coi là việt vị.
- – Các trọng tài biên sẽ căng cờ phạm lỗi nếu xác định được cầu thủ việt vị. Nếu chưa xác định được chính xác cầu thủ việt vị, trong tài biên không được tham gia vào tình huống này.
Điều 12 : Lỗi và hành vi khiếm nhã
Trong luật bóng đá 7 người cũng quy định về lỗi và hành vi khiếm nhã của các cầu thủ trên sân như sau:
- -Đá hoặc tìm cách đá đối phương
- -Ngáng chân cầu thủ đối phương
- -Nhẩy vào đối phương
- -Chèn hích đối phương
- -Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương
- -Xô đẩy đối phương Khi xoạc bóng đã chạm chân đối phương trước khi chạm bóng.
- -Lôi kéo đối phương.
- -Nhổ nước bọt vào đối phương.
- -Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đánh bóng, đẩy bóng bằng tay hoặc cánh tay
- -Nếu cầu thủ vi phạm 1 trong 10 lỗi trên sẽ bị luật bóng đá sân 7 người phạt tùy theo lỗi cầu thủ gây ra.
Điều 13 : Những quả đá phạt
Trong luật bóng đá 7 người quy định, tất cả những quả đá phạt đều là trực tiếp và bàn thắng được công nhận khi cầu thủ sút phạt bóng vào thẳng gôn đối phương. Luật bóng đá sân 7 cũng quy định rõ ràng “khoảng cách hàng rào đá phạt sân 7 người” tối thiểu là 6m.
Điều 14 : Luật phạt đền trong bóng đá 7 người
Đội bóng có cầu thủ vi phạm 10 lỗi phạt trực tiếp mà có vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền sẽ bị quả phát đền như sau:
Từ điểm phạt đền 9m, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận bàn thắng hợp lệ.
Khi quả phạt đền ở phút cuối của mỗi hiệp chính hoặc phụ, luật bóng đá 7 người quy định phải bù thêm thời gian thực hiện xong quả phạt đền.
Điều 15: Luật ném biên bóng đá 7 người(luật đá biên sân 7 người)
Về việc đá biên trên sân 7 người, khi cầu thủ đá biên được VFF chế định như sau :
- – Khi bóng vượt qua đường biên ngang sẽ được tính làm quả ném biên. Cầu thủ phải đứng cách đường biên tối đa 1m. Cầu thủ phải dùng cả 2 tay để ném biên từ phía sau đầu.
Điều 16 : Luật thủ môn bóng đá 7 người
- – Thứ nhất: Thủ môn là cầu thủ duy nhất được phép chơi bóng bằng tay trong khu vực cấm địa trên sân bóng đá 7 người. Khu vực này dài 6m tính từ khung thành và rộng 8m. Ngoài khu vực này, thủ môn không được phép dùng tay chơi bóng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt gián tiếp.
- – Thứ hai: Về trang phục thi đấu, thủ môn sẽ mặc trang phục khác với các cầu thủ trên sân.
Điều 17, Luật phạt góc sân 7 người
Khi quả phạt góc vượt ra đường biên ngang phía ngoài khung thành, dù người chạm cuối cùng là cầu thủ của đội phòng thủ, thì đội tấn công sẽ được quả đá phạt góc. Khi thực hiện quả đá phạt góc thẳng vào gôn sẽ được công nhận bàn thắng. Quy định về quả đá phạt góc trên sân 7 người như sau:
- – Cầu thủ đá phạt góc không được liên tục chạm bóng 2 lần
- – Với bất kỳ vi phạm nào thì quả đá phạt góc sẽ được thực hiện lại
Như vậy luật bóng đá trên san 7 người có nhiều điểm tương đồng với luật trên sân 11. Điềm khác lớn nhất là số cầu thủ được phép thay và thời gian thi đấu. Điều này sẽ khiến cho những tính toàn trên sân mini trở hấp dẫn mới mẻ hơn.